Bảo tàng Quang Trung Bình Định có gì đặc biệt?

 Cây me - Giếng cổ tương truyền

Trong quần thể di tích Bảo tàng Quang Trung (Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định) có đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt và cây me - giếng cổ tồn tại trong lòng người dân địa phương không chỉ với vai trò di tích lịch sử, mà còn vì sự linh thiêng…

Cho đến nay, tại Bảo tàng Quang Trung, trong khu vườn cũ của gia đình nhà vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích cực kỳ quý giá: giếng nước xưa và cây me cổ thụ, tương truyền là có từ thời cụ Hồ Phi Phúc (thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn).

Hai di tích Cây me cổ thụ - Giếng nước trong khu vườn cũ trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.

Hai di tích Cây me cổ thụ - Giếng nước trong khu vườn cũ trong khuôn viên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.

Theo ông Châu Kinh Tú, Giám đốc Bảo tàng Quang Trung, cách đây khoảng 250 năm, sau khi kết duyên với cụ Nguyễn Thị Đồng (ngụ làng Phú Lạc; nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn), cụ Hồ Phi Phúc đến cạnh bến Trường Trầu (thuộc làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) xây dựng một ngôi nhà khang trang để ở và tiện buôn bán trầu cau.

Trong sân nhà, cụ Phúc trồng một cây me bên trái, đào một giếng nước bên phải. Sau đó, 3 anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lần lượt chào đời trong ngôi nhà này. Hằng ngày, 3 anh em thường ra sân tập võ dưới gốc me. Đến khi mệt, họ sang ngồi quanh giếng uống nước, trò chuyện.

Sau khi khởi nghĩa Tây Sơn, cũng tại cây me, giếng nước đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì nhiều cuộc luận bàn quốc sự cùng văn thần - võ tướng. Sự nghiệp của nhà Tây Sơn hầu như gắn chặt với cây me, giếng nước trong vườn nhà ngay từ lúc dấy binh, xuyên suốt một thời kỳ lịch sử lẫy lừng.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, vua Gia Long triều Nguyễn lên cầm quyền đã thẳng tay đàn áp, tận diệt tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Thế nhưng đến bây giờ, chưa ai hiểu vì sao khi nhà Nguyễn thực thi chính sách báo thù, đến cả ngôi nhà do ông Hồ Phi Phúc tạo dựng cũng đã bị quân nhà Nguyễn san thành bình địa, nhưng giếng nước và cây me trong vườn nhà vẫn tồn tại mãi đến nay.

Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có vữa hồ, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này, để bảo vệ giếng nên Ban giám đốc Bảo tàng Quang Trung mới xây thêm thành giếng và hàng rào bảo vệ như ngày nay.

Không chỉ có người dân địa phương, nhiều du khách đến Bảo tàng Quang Trung đều thành kính dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, rồi ra giếng uống nước, rửa mặt với niềm tin sẽ trị được bệnh tật và nhận được điều may mắn.

Không chỉ có người dân địa phương, nhiều du khách đến Bảo tàng Quang Trung đều thành kính dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, rồi ra giếng uống nước, rửa mặt với niềm tin sẽ trị được bệnh tật và nhận được điều may mắn.

Theo ông Tô Đình Minh (60 tuổi, ở Khối 1, thị trấn Phú Phong), người gắn bó với giếng nước từ thuở bé, bây giờ là thợ chụp ảnh ở Bảo tàng Quang Trung, ngày xưa, cả làng Kiên Mỹ chỉ có mỗi giếng nước trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt nên người dân gọi đó là giếng làng.

Nước giếng rất trong và mát. Sau này, làng Kiên Mỹ có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng Kiên Mỹ đều khô cạn nhưng giếng trong điện thờ vẫn ăm ắp nước.

Không chỉ có người dân địa phương, nhiều du khách đến Bảo tàng Quang Trung đều thành kính dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, rồi ra giếng uống nước, rửa mặt với niềm tin sẽ có sức khỏe và nhận được điều may mắn. Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ, khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống để luôn khỏe mạnh.

Các bậc cao niên trong làng cho rằng uống nước giếng này sẽ được hưởng lộc tổ tiên, uống mạch nguồn nơi chôn nhau cắt rốn của Tây Sơn Tam Kiệt nên trí được minh, nghĩa được bền, tình được vẹn.

Kế bên trái điện là cây me cổ hơn 300 tuổi, cao 24m, đường kính thân 1,2m, đường kính gốc 3,9m, tán lá che phủ hơn 600m²… và đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận Cây di sản năm 2011. Đây là cây cổ thụ đầu tiên và duy nhất ở Bình Định được công nhận Cây di sản.

Theo cán bộ tại Bảo tàng, mỗi năm một lần nhân viên bảo tàng phun thuốc diệt trừ sinh vật gây hại để bảo vệ thân cây chứ không mất nhiều công sức chăm sóc. Hàng trăm năm trôi qua, cây me vẫn sum sê cành lá, đến mùa ra trái trĩu cành.

Cây me này có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử - được xem là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn của phong trào Tây Sơn.

Cây me này có ý nghĩa đặc biệt về mặt văn hóa, lịch sử - được xem là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn của phong trào Tây Sơn.

Nhiều bô lão ở làng Kiên Mỹ xưa kể rằng, trong kháng chiến chống Pháp, gốc cây me là nơi thờ tự chính ba ngài Tây Sơn. Hồi ấy, giặc Pháp bắn phá ác liệt nhưng đặc biệt riêng vùng Kiên Mỹ không hề hấn gì. Người dân trong vùng tin rằng đó là nhờ cây me che chở dân lành, nên mỗi khi đi qua cây me ai cũng kính cẩn cúi đầu.

Quả báo nhỡn tiền

Có rất nhiều câu chuyện truyền miệng đầy màu sắc huyền thoại về sự linh thiêng của ngôi đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt - Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nhưng câu chuyện bất kính bị trừng phạt ngay được mọi người nhớ nhất và truyền tụng rộng rãi.

Năm 1967, Tỉnh trưởng Bình Định khi ấy là Trung tá Phan Minh Thọ - một quan chức rất ngổ ngáo của chính quyền Sài Gòn - lấy xe Jeep chở vợ con lên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt để bà vợ cầu khấn.

Sau khi thắp hương trong điện, vợ ông ta ra thành kính múc nước giếng cổ uống và rửa mặt để lấy lộc. Vốn có tiếng là một quan chức hống hách, Tỉnh trưởng Thọ thấy “ngứa mắt” với hành động của bà vợ và tỏ thái độ ngạo mạn, xúc phạm đến không gian tôn nghiêm nơi đây.

Tương truyền câu chuyện "quả báo nhỡn tiền", bất kính bị trừng phạt ngay được mọi người nhớ nhất và truyền tụng rộng rãi.

Tương truyền câu chuyện "quả báo nhỡn tiền", bất kính bị trừng phạt ngay được mọi người nhớ nhất và truyền tụng rộng rãi.

Người thủ từ ở đền khi ấy là ông Từ Thừa, thường ngày là một nông dân hiền lành như cục đất, bỗng nộ khí xung thiên đứng trước quan Tỉnh trưởng hét lớn, giọng vang vang như đang lên đồng: “Mầy là thằng nào mà dám ngông nghênh bất kính với Tây Sơn Tam Kiệt. Tao chém đầu mầy bây giờ!”.

Những người có mặt lúc ấy ai nghe cũng rợn người. Thần khí trong câu nói của người nông dân kia đã khiến Tỉnh trưởng Thọ co vòi, giục vợ lên xe quay về phủ Quy Nhơn. Cứ ngỡ chuyện này rồi sẽ qua đi, nào ngờ ngay hôm sau Tỉnh trưởng Thọ nhận được trát của chính quyền Sài Gòn triệu vào hầu Tòa Đại hình ở Nha Trang.

Ông ta bị buộc tội tử hình vì tham nhũng trong công trình xây dựng sân bay quân sự tại Phù Cát. Lúc chồng đi thụ án, vợ Tỉnh trưởng Thọ sực nhớ lại sự cố trên đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, liền sắm sanh lễ vật lên điện quỳ lạy khóc xin các bậc thần thánh tha tội cho ông chồng thiếu hiểu biết của mình.

Không biết có phải do linh ứng hay không mà sau đó Tỉnh trưởng Thọ được giảm án xuống còn chung thân, đưa đi lưu đày, do trước đó đã được nhận Đệ ngũ đẳng bảo quốc Huân chương do chính quyền Sài Gòn trao tặng....

Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cả nước

Quần thể di tích Bảo tàng Quang Trung gồm hai công trình chính là Bảo tàng Quang Trung và Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.

Khu du tích Bảo tàng Quang Trung nhìn từ trên cao.

Khu du tích Bảo tàng Quang Trung nhìn từ trên cao.

Với khuôn viên rộng 150.000m2, Bảo tàng Quang Trung là một trong những bảo tàng Danh nhân lớn nhất và thu hút rất nhiều khách đến tham quan du lịch, học tập. Bảo tàng gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên...

Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt được khởi dựng năm 1823, trên nền ngôi nhà thuở sinh thời 3 anh em nhà Tây Sơn. Năm 2014, khu Đền thờ được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Tháng 15/2/2022, UBND tỉnh Bình Định đã khánh thành Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thuộc Dự án mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung.

Nguồn:https://vtc.vn/linh-thieng-noi-sinh-vua-quang-trung-ar806878.html

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

نموذج الاتصال